Danh mục
Khu vực Đầm Nại là vùng cảnh quan đặc sắc nằm phía Bắc TP. Phan Rang – Tháp Chàm. Đây là vùng động lực quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch của thành phố và vùng phụ cận nói riêng cũng như ngành du lịch của toàn tỉnh nói chung, với sản phẩm là những hoạt động du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng gắn với không gian mặt nước Đầm Nại và cộng đồng dân cư hiện hữu cũng như các khu vực đô thị và dịch vụ phát triển mới ,hứa hẹn mang những giá trị bản sắc riêng.
Để cụ thể hóa các định hướng quy hoạch của đồ án quy hoạch chung và tạo cơ sở triển khai đầu tư xây dựng cũng như quản lý xây dựng theo quy hoạch, từng bước tôn tạo, nâng cấp và phát triển khu vực Đầm Nại tương xứng với tiềm năng và nhu cầu, việc lập quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 khu vực Đầm Nại là hết sức cần thiết.
Vị trí, giới hạn khu đất thiết kế dự án Khu ven Đầm Nại
Phạm vi lập quy hoạch phân khu Khu vực Đầm Nại có diện tích khoảng 1.684,65ha và có ranh giới như sau:
- Phía Đông Bắc giáp đường đất và mương (nằm phía Nam khu dân cư Gò Thao – xã Tân Hải);
- Phía Tây Bắc giáp đường QL1A;
- Phía Tây Nam giáp núi Cà Đú;
- Phía Nam giáp tỉnh lộ 704 và thị trấn Khánh Hải;
- Phía Đông Nam giáp núi Đá Cầu;
- Phía Đông giáp khu ruộng muối của xí nghiệp muối Phương Hải.
(Trong đó, chỉ bao gồm khoảng 70ha diện tích mặt nước Đầm Nại).
Vị trí quy hoạch của khu vực ven Đầm Nại đến năm 2030
Hiện trạng sử dụng đất của Khu vực ven Đầm Nại
Khu vực nghiên cứu thiết kế có tổng diện tích 1.684,65 ha. Bao gồm:
– Diện tích đìa nuôi trồng thủy sản là khoảng 844,1 ha, nếu tính cả diện tích kênh mương đi kèm là khoảng hơn 1.000 ha – chiếm khoảng 60% tổng diện tích nghiên cứu lập quy hoạch, phần lớn diện tích đìa đang bỏ hoang.
– Mặt nước kênh, mương: 165,9 ha, chiếm 9,8%, chủ yếu nằm xen lẫn với các khu nuôi trồng thủy sản; một số khác là các kênh tiêu thoát nước chính từ lưu vực phía Tây QL1A và từ phía Bắc qua khu vực thiết kế, đổ ra đầm Nại.
– Đất ruộng muối – 116,87ha chiếm 6,9%, tập trung chủ yếu ở xã Phương Hải, một số ít ở xã Tri Hải và thị trấn Khánh Hải.
– Đất ở: 188,5 ha – chiếm khoảng 11,2%, tập trung ở ven đường quốc lộ 1A thuộc địa phận thôn Gò Đền – xã Tân Hải; thôn Hộ Diêm, thôn Hòn Thiên và thôn Lương Cách – xã Hộ Hải; thôn Tân An, thôn Tri Thủy – xã Tri Hải; thôn Phương Cựu, thôn Phương Hải – xã Phương Hải. Ngoài ra, đất ở kết hợp nhà vườn tập trung ở khu vực phía Nam – thuộc thị trấn Khánh Hải có diện tích 48,9 ha, chiếm 2,9%.
– Đất công trình công cộng như: ủy ban nhân dân xã, trạm y tế, chợ, nhà sinh hoạt văn hóa có tổng diện tích 6,16ha; đất giáo dục – 6,58ha;
Ngoài ra, có một số loại đất có công trình xây dựng khác như: Đất quốc phòng 2,31ha; đất tôn giáo – 5,05ha; đất công nghiệp và cơ sơ sản xuất kinh doanh – 6,47ha; đất công trình hạ tầng kỹ thuật (trạm xử lý nước) – 0,25ha.
– Đất canh tác gồm: đất trồng lúa – 10,1ha chiếm 0,6%; đất trồng cây ăn quả – 37,16 ha, chiếm 2,2% – chủ yếu là trồng nho, táo. Ngoài ra, có một số ít vườn trồng xoài…; đất trồng màu và chăn nuôi tập trung ở thôn Lương Cách – xã Hộ Hải, diện tích 3,24ha – chiếm 0,2%:
– Đất đồi núi – 9,17 ha chiếm 0,5%, chủ yếu là núi đá chồng và cây tán thấp.
– Đất trống, đất chưa sử dụng – 40,39 ha, chiếm 2,4%, tập trung ở khu vực thuộc thị trấn Khánh Hải và ven đầm thuộc xã Hộ Hải và xã Phương Hải.
– Đất nghĩa trang, nghĩa địa – 18,2 ha chiếm 1,1%, tập trung chủ yếu ven chân núi Cà Đú thuộc địa phận thị trấn Khánh Hải.
Hiện trạng sử dụng đất của Khu vực ven Đầm Nại
Khu vực Đầm Nại trong mối quan hệ trong tổng thể hệ sinh thái của toàn tỉnh Ninh Thuận và các vùng lân cận
Việt Nam có dải bờ biển dài trên 3.000km, nhưng chỉ có 12 khu đầm lớn tương đương với Đầm Nại. Vì thế, vai trò của khu đầm này còn quan trọng hơn cả dải bờ biển.
Trong bản đồ địa hình toàn tỉnh Ninh Thuận, khu Đầm Nại nổi bật là một vùng địa hình rất đặc biệt. Có thể nói đây là nơi giao thoa giữa biển, núi và đồng bằng.
Bản đồ phát triển cụm kinh tế – QH tổng thể vùng ven biển tỉnh Ninh Thuận
Về Logic địa hình, Đầm Nại nằm trong một khu vực riêng, tách biệt khỏi vùng trung tâm đô thị Phan Rang – Tháp Chàm.
Có thể hình dung toàn bộ vùng đồng bằng Ninh Thuận thành 3 khu vực, gồm: khu trung tâm dọc sông Dinh – là vùng đồng bằng lớn nhất, ngoài ra còn khu vực phía Bắc và khu vực phía Nam. Đầm Nại có thể được coi là trọng tâm của khu phía Bắc.
Khu vực Đầm Nại trong định hướng phát triển thành phố Phan Rang – Tháp Chàm đến năm 2030
Theo quy hoạch chung tp. Phan Rang – Tháp Chàm đến năm 2030, khu vực Đầm Nại được định hướng là không gian phát triển đô thị của thành phố.
Về tổng thể, toàn khu vực này được coi là “trung tâm sản xuất thực phẩm hữu cơ” và “khu du lịch ven hồ”.
Trong khu vực phía Bắc, khu Tân Hải được coi là trung tâm tiểu vùng.
Bản đồ mạng lưới hệ sinh thái và du lịch – Quy hoạch tổng thể vùng ven biển tỉnh Ninh Thuận
Theo logic tổng thể của quy hoạch chung, khu vực Đầm Nại được xác định là một vòng tròn khép kín các sự kiện quanh hồ, tương đối biệt lập khỏi khu vực đô thị trung tâm.
Có 3 liên kết đối ngoại chính: liên kết phía Bắc dọc theo QL1A; liên kết phía Bắc nối với tuyến du lịch rượu nho, trang trại; và liên kết phía đông nam nối với tuyến du lịch ven biển.
Ngoài ra, có 2 liên kết phụ là phía nam, theo QL1A, nối với đô thị trung tâm và phía Đông Nam, nối với khu vực cửa biển.
Thiết kế quy hoạch xây dựng đô thị cho Khu vực ven Đầm Nại
Các vùng cảnh quan đặc trưng bao gồm:
- Khu đô thị mới ven bờ Tây Bắc của Đầm Nại;
- Khu đô thị ven QL1A – cải tạo và bổ sung các khu chức năng;
- Khu đô thị ven QL1A – cải tạo, nâng cấp;
- Khu đô thị vườn phát triển mới phía Tây Nam Đầm Nại;
- Khu nhà vườn – trồng cây ăn quả;
- Khu dân cư hiện trạng cải tạo ven đầm (phía Đông);
- Khu ruộng muối;
- Khu vực nuôi trồng thủy sản
- Khu vực rừng ngập mặn;
- Khu nuôi trồng thủy sản bán thâm canh kết hợp rừng ngập mặn
- Khu vực trồng cây ăn quả.
Sơ đồ phân vùng cảnh quan quy hoạch dự án Khu vực ven Đầm Nại
1. Khu đô thị mới ven bờ Tây Bắc của Đầm Nại và Khu đô thị ven QL1A
Là khu vực phát triển đô thị xung quanh các thôn Gò Đền (xã Tân Hải); Hộ Diêm và Hòn Thiên (xã Hộ Hải).
Minh họa tổ chức không gian khu đô thị mới ven Tây bắc Đầm Nại và Đông Nam QL1A
2. Khu đô thị vườn phía Tây Nam đầm Nại
Minh họa tổ chức không gian khu đô thị vườn phía Tây Nam Đầm Nại
3. Các khu dân cư hiện trạng cải tạo khác
Trên cơ cở các khu dân cư hiện hữu tại các thôn Lương Cách (xã Hộ Hải), thôn Phương Cựu và thôn Phương Hải (xã Phương Hải); thôn Tri Thủy và thôn Tân An (xã Tri Hải), cải tạo và nâng cấp thành các khu dân cư có môi trường sống tốt, là không gian hấp dẫn du lịch cộng đồng. Chính các cấu trúc đường giao thông nông thôn hiện trạng được nâng cấp, kết nối hoàn thiện, kết hợp với hệ thống quảng trường ven đầm và các không gian công cộng trong khu dân cư sẽ tạo nên nét hấp dẫn riêng cho mỗi khu. Mạng lưới đường bao gồm nhiều tuyến đường hội tụ về khu vực quảng trường chính. Nguyên tắc chung là khuyến khích phát triển dịch vụ và mật độ xây dựng khá cao quanh các quảng trường công cộng, để tạo ra các khu trung tâm rõ nét trong mỗi khu. Tại các khu vực tương đối biệt lập, ít nguy cơ gây ô nhiễm môi trường sống, khuyến khích phát triển các cơ sở sản xuất hoặc dịch vụ, tạo việc làm trong khu dân cư.
a. Khu vực thôn Lương Cách:
b. Khu vực thôn Phương Cựu và thôn Phương Hải (xã Phương Hải):
c. Khu vực thôn Tri Thủy và thôn Tân An (xã Tri Hải):
4. Các khu sinh thái ngập mặn
Tổ chức không gian khu vực rừng ngập mặn phía Đông Đầm Nại thuộc xã Phương Hải và xã Tri Hải: Các tuyến đường dạo, điểm dừng chân và tiện ích du lịch được đan xen trong rừng; 1 hồ nước lớn có thể là tụ điểm của các hoạt động du lịch trên mặt nước.
Các đìa nuôi trồng thủy sản tiếp giáp với khu dân cư ven QL1A cần được quy hoạch theo mô hình đảm bảo chất lượng nuôi và không gây ô nhiễm môi trường, đồng thời được trồng cây ngập mặn xung quanh để đảm bảo cảnh quan.
Minh họa tổ chức không gian khu vực nuôi thủy sản đan xen trong rừng ngập mặn phía Bắc Đầm Nại giáp thôn Gò Đền và thôn Phương Cựu.
Xem chi tiết:
Quy hoạch phân khu khu vực ven Đầm Nại – huyện Ninh Hải – tỉnh Ninh Thuận tỷ lệ 1/2000